Kiến Thức Cơ Bản Slackware Linux

Chương 2 Mở đầu về Slackware Linux

2.1.1 Linux là gì?

Năm 1991,Linux được bắt đầu từ Linus Torvalds như một phiên bản đầu tiên.Linus thử tìm cách khởi động hệ thống Unix không cần trả tiền.Cùng với điều đó anh ấy muốn học một cách chi tiết cách vào/ra của 386-processor.Những cái gì nhận được Linus đưa ra miễn phí ở trong các terminal GNU General Public License(xem ở 2.1.3) để sử dụng với mã gốc cho tất cả những người sử dụng.

Ngày nay Linux chiếm được một vị trí lớn trong thị trường HĐH.Nó có thể làm việc trên một số lượng lớn các dạng Processor,bao gồm Compaq-Alpha,Sun SPARC,Ultra SPARC và cả Motorola PowerPC(ví dụ như Aple Macintosh và IBM RS/6000).Linux được hoàn thiện bởi hàng trăm nếu không phải là hằng nghìn các nhà lập trình từ trên khắp thể giới.Ở trong nó làm việc các chương trình như Sendmail,Apache và BIND,mà được coi là phổ biến trên các server và internet.

Trên thực tế  thuật ngữ linux dùng để chỉ cho nhân hệ thống - Trung tâm của HĐH.Nhân sẽ điều khiển processor,đĩa cứng,bộ nhớ,và các bộ phận ngoại vi khác.Thực tế thì đó là tất cả những gì mà Linux làm việc.Nó kiểm soát công việc của máy tính,theo rõi hoạt động của các chương trình.Tất cả các chương trình trên Linux hoạt động không phụ thuộc vào nhau.Nhân và chương trình có liên quan đến những hãng và nhóm người khác nhau để tạo lên HĐH.Chúng ta gọi nó là distribution Linux.

2.1.2 Slackware là gì

Slackware là distribution Linux đầu tiên được phổ biến rộng lớn.Nó được bắt đầu bởi Patrick Volkerding vào cuối năm 1992.Patrick làm quen với Linux trong khi tìm kiếm một bộ dịch không đắt cho LISP cho kế hoặc của mình.Cũng trong thời gian đấy tồn tại một vài distribution và Patrick đã chọn distribution SLS Linux(Soft Landing Systems)

Tuy nhiên SLS Linux có những vấn đề của mình và Patrick bắt đầu sửa lại những lỗi nhỏ mà tìm được.Trong giới hạn thu được Patrick quyết định liên kết tất cả những gì mình sửa được vào một distribution riêng của mình để cho bản thân và bạn bè sử dụng.Phiên bản đã nhanh chóng được phổ biến và Patrick đã quyết định gửi lên trên internet với cái tên Slackware.

Patrick cũng bổ sung thêm bốn distributions nữa.Như là các chương trình cài đặt với interface thân thiện,các hệ thống menu và tập hợp các packages công cụ điều khiển.Nó giúp cho người sử dụng dễ dàng bổ sung,xóa bỏ,cập nhật các packages.

2.1.3 Chương trình ứng dụng với mã mở(Open Source) và các chương trình tự do(Free Software)

Bên trong Linux có hai khuynh hướng điều khiển các chương trình ứng dụng.Chiều hướng của Free Software(mà chúng ta sẽ nói về nó sau) là phát triển các chương trình không hạn chế khả năng sáng tạo cá nhân,theo họ thì nó đạt được trình độ kĩ thuật cao và đi ngược chống lại cộng đồng.Còn định hướng của Open Source là làm việc để đạt được các mục tiêu của cộng đồng,và tất nhiên được phát hành cho cộng đồng những người sử dụng miễn phí ở dạng mã gốc.Nó khác hẳn so với những quy tắc truyền thống mà điều khiển Free Software

Những tổ chức đại diện cho Free Software như là FSF(Free Software Foundation) - Là tổ chức tài trợ cho kế hoạch GNU.Free Sofware - là một  ý tưởng lớn.Một câu hay được sử dụng là:"Tự do ngôn ngữ,bia phải trả tiền".Cũng như trên,Free Software  - đó là thử nghiệm bảo vệ những quyền nhất định của tác giả cũng như người dùng.Sự tự do ấy bao gồm trong cả bản thân và trong sử dụng các chương trình cho các mục đích khác nhau,tự do trong học tập và biến đổi các mã gốc,tự do cho phép những người đam mê có thể truy cập và biến đổi.Để thực hiện được các mức độ tự do ấy đã hình thành lên tổ chức GNU  General Public License (GPL).GPL khẳng định rằng,tất cả những ai gửi lên một chương trình đã được biên dịch,theo giấy phép đăng kí GPL thì nhất định phải gửi cả mã gốc lên,và bất cứ một người nào cũng có thể biến đổi được chương trình,khi ấy những biến đổi ấy cũng áp dụng được với mã gốc.Điều này đảm bảo rằng:Một khi chương trình đã được mở cho cộng đồng thì nó không thể đóng vào được,ngoại trừ trường hợp tác giả biến đổi mã gốc từng phiên bản.Hầu như các chương trình trong Linux được cấp giấy phép GPL.

Có lẽ bạn không nhận thấy rằng GPL không nói đến giá của chương trình.Thật là lạ,Bạn có thể nhận được tiền nhờ các Free Software.Ở đây "Free" có nghĩa là phải trả tiền cho những hành động tự do trên mã gốc à không phải là giá cho chương trình mà bạn phải trả.(Tuy nhiên ai đó bán hoặc tặng cho bạn chương trình đã biên dịch dưới giấy phép GPL thì người đó cũng nhất định phải đưa ra bằng mã gốc)

Trên thực tế định hướng Open Source tồn tại đầu tiên.Open Source Initiative(OSI) coi là tổ chức loại bỏ sự đảm bảo về mở mã gốc.Có nghĩa là các chương trình mà có thể truy cập vào mã gốc cũng như các phiên bản được phát hành,chúng không cần một loại giấy phép đặc biệt tuy nhiên thay vào đấy nó có những loại giấy phép khác nhau để cho phép mở mã gốc.

ý tưởng đứng sau  OSI - Phát triển các hãnh bằng hết sức mình và cho phép mỗi hãng có giấy phép riêng của mình cho các chương trình của mình và giấy chứng nhận các giấy phép ấy của OSI. Có rất nhiều hãng muốn gửi mã gốc lên nhưng họ không muốn sử dụng GPL.Có lẽ họ không thể thay đổi được GPL,để họ có thể có giấy phép riêng của mình và giấy chứng nhận của tổ chức.

Open Source và Free Software  có thể nói đi cùng một hướng mà lại không cùng.FSF sử dụng một loại giấy phép riêng và gửi các chương trình dưới giấy phép này.OSI tìm kiếm hết tất cả các loại giấy phép sử dụng bao gồm cả FSF.Nhứng yếu tố chính trên con đường dự do gửi mã gốc được chia thành hai hướng khác nhau,nhưng chính vẫn là hai ý tưởng của những nhóm làm việc khác nhau,trên cùng một con đường để đạt được mục đích là tạo ra sự tin tưởng trong các cuộc thử nghiệm.

2.2 Nhận được sự đảm bảo và giúp đỡ

Thông thường trong quá trình sử dụng,bạn cần phải có những hướng dẫn sử dụng các lệnh,cài đặt các chương trình cũng như kết cấu các thiết bị.Thật là tuyệt vời bời vì có rất nhiều cách để có thể lấy được các thông tin cần thiết.Nếu bạn cài các packages từ khu vực chương trình F thì bạn sẽ có một tập hợp thông tin rộng lớn cần thiết.Các chương trình cũng được lồng vào các phần hướng dẫn để  tiện trong quá trình sử dụng.Và cuối cùng hãy sử dụng website Slackware để lấy thông tin.

2.2.1 Phương pháp lấy help(sự giúp đỡ)
man
man (manual - sổ tay) nó là phương pháp truyền thống lấy help trong Unix và Linux.Các tập tin được định dạng một cách đặc biệt - "man pages" chứa các thông tin có liên quan tới các câu lệnh,và được cài cùng chương trình.Hãy thực hiện man <tên lệnh>,sau đó trên màn hình sẽ hiển thị các thông tin có liên quan đến câu lệnh(nếu có)

Tồn tại một khối lượng khổng lồ các man pages và chúng được chia thành các nhóm nhỏ.Sự chia này được thực hiện rất lâu rồi.Chính vì thế ở đâu bạn gặp các link đến các trang thì bạn sẽ nhìn thấy số của các nhóm và trang man này trực thuộc.Ví dụ bạn nhìn thấy man(1).
Nó cho bạn biết rằng lệnh man được ghi ở phần 1 của phần các lệnh cho người sử dụng(user commands).Bạn có thể chỉ ra cái gì mà bạn muốn xem đối với trang man từ phần 1 cho lệnh man,hãy sử dụng man 1 man.

Sự chỉ ra số kí hiệu của vùng mà bạn muốn tìm kiếm tài liệu có lẽ rất có ích lợi khi bạn phải tìm kiếm các lệnh với các chức năng khác nhau nhưng cùng tên.

Khu vực                      nội dung

khu vực 1                    user commands
khu vực 2                    gọi hệ thống
khu vực 3                    gọi thư việc C
khu vực 4                    thiết bị
khu vực 5                    định dạng tập tin và protocol
khu vực 6                    games
khu vực 7                    thoả thuận,macro packages
khu vực 8                    hệ thống administrators

Cùng với man(1) còn có các lệnh như whatis(1) và  apropos(1) mà được tạo ra đầu tiên để giúp đỡ man trong qúa trình tìm kiếm.

whatis đưa ra những thông tin ngắn gọn về hệ thống câu lệnh,đó là những cái gi gắn gọn trong sổ tay về cách câu lệnh hệ thống.
apropos thì biến những kết quả tìm được của man thành các từ khoá.
Hãy xem những trang man để có thêm thông tin
Catalog /usr/doc

Các đoạn văn bản của các chương trình mà bạn bổ sung vào distribution được sắp xếp vào cùng một loại tài liệu.Các tập tin README được sử dụng như mặc định,các tập tin giấy phép,...và các loại tài liệu khác được đặt cùng với chương trình gốc được cài đặt trên máy của bạn và trong nó đều nằm ở /usr/doc
Nếu như thông tin đưa ra bởi man không đủ thì bạn hãy xem thêm ở /usr/doc

Howto và mini-Howto

HOWTO(làm như thế nào).Những tài liệu này ghi rõ ngắn gọn cách làm một việc gì đó.Nếu bạn cài packages với tập hợp howto thì bạn có thể tìm chúng ở catalog

 /usr/doc/Linux-HOWTOS,còn mini-HOWTO ở catalog /usr/doc/Linux-mini-HOWTOS

Cũng trong packages này bạn có thể tìm thấy hệ thống tài liệu FAQ(Những câu hỏi thường gặp) và cả đáp án cho các câu hỏi ấy.
Những tập tin này rất là có lợi nếu như bạn không tin chắc vào một việc gì đó.

2.2.2 Online Help

Cùng với các tài liệu trên có trong Slackware Linux còn có nhiều cách khác để nhận được sự trợ giúp ở chế độ online.

Website và Forum

www.slackware.com

Website chính Slackware Linux chứa đầy đủ các thông tin về hệ thống.Bạn có thể tìm thấy những thông tin cần thiết về HĐH cũng như các cuốn sổ tay trợ giúp cài đặt và FAQ cũng nhiều thông tin bổ ích khác cho những người với sử dụng hoặc nhiều người khác.

Bạn có thể tìm trên forum phần mà những người sử dụng hay trao đổi kinh nghiệp sử dụng Slackware và giúp đỡ lẫn nhau sử giải quyết các vấn đề.Đây là một cách thu nhặt thông tin rất tốt,cũng như là thể hiện kinh nhiệm của mình.Nó được coi là một biện pháp phổ biến và hoạt tính.Có lẽ đấy sẽ là điểm dừng chân đầu tiên của bạn trên con đường thu nhặt thông tin.(Những câu hỏi hoặc tin nhắn của bạn được mở ra trong một không gian lớn,có nghĩa là khả năng nhận được đáp án rất là cao).Hãy chú ý,trước khi bạn đưa ra câu hỏi hãy quan sát thật kĩ hết các khả năng,bởi vì đáp án có thể ngay cạnh mà bạn không để ý.

e-mail

Tất cả những người mua CD gốc đều có khả năng nhận được miễn phí sự đảm bảo về cài đặt qua e-mail.Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức giúp đỡ các bạn(người gửi thư cho chúng tôi yêu cầu giúp đỡ).Làm ơn trước khi gửi thư hãy kiểm tra lại các tài liệu cũng như trên website(đặc biệt là FAQ và forum)Bạn có thể nhận được câu trả lời một cách nhanh nhất ở đấy(chắc chắn là nhanh hơn qua e-mail).Thư gửi đến chúng tôi càng ít thì chúng tôi có thể giúp các bạn càng nhanh.
e-mail:support@slackware.com

Mục Lục

Biên dịch: Vũ Dũng(vudung@mail.ru)
website:http://khigiacmoquayve.narod.ru
1-9-2005 Voronezh Russian
Hosted by uCoz