Kiến Thức Cơ Bản Slackware Linux

Chương 3 Cài Đặt Slackware

3.1 Cài Đặt

Trước khi tiến tới việc sử dụng Slackware Linux thì bạn cần phải có được một phiên bản của nó để tiến hành cài đặt.Việc cài đặt được coi như là một công việc đơn giản nhưng mất nhiều thời gian.Bạn có thể mua hoặc download(tải) miễn phí các phiên bản của Slackware Linux.Nếu bạn có một kiến thức sơ bộ về tin học cũng như về phần cứng máy tính của bạn thì việc cài đặt đối với bạn chắc chắn sẽ không có gì khó khăn.Quá trình cài đặt được tiến hành theo từng bước nối tiếp nhau chính vì thế mà bạn sẽ nhanh chóng thu được HĐH như mong muốn

3.1.1 Lấy Slackware Linux ở Đâu

Bộ đĩa chính thức Slackware Linux CD

Bộ đĩa chính thức Slackware Linux CD được cất giữ ở Slackware, Inc. Khi mua bộ đĩa gốc này bạn nhận được những hướng dẫn cụ thể về cách cài đặt cũng như bản quyền cài đặt qua e-mail(thư điện tử),30-trang báo về cài đặt thậm chí nhiêu hơn thế nữa.Bộ đĩa gốc Slackware Linux CD bao gồm có bộ đĩa CD và bản hướng dẫn sử dụng chính thức.Mua bản chính thức chính là cách giúp cho kế hoặc Slackware Linux.

Phương Pháp            Thông Tin

Điện Thoại           1-800-786-9907
web-site               http://www.slackware.com
e-mail                   <orders@slackware.com>
Bưu Điên            4041 Pike Lane, Suite F Concord, CA 4520-1207
 
Qua Internet

Slackware Linux được phân bố miễn phí trên mạng internet.Bạn có thể hỏi qua e-mail về bản quyền hoặc cao hơn là hỏi những người đã mua bản gốc Slackware Linux
Website chính thức của kế hoặc Slackware theo địa chỉ:

http://www.slackware.com/
Hoặc theo FTP
ftp://ftp.slackware.com/pub/slackware/

3.1.2 Yêu cầu hệ thống

Điều kiện tối thiểu của phần cứng là
Thiết bị             yêu cầu

processor          386
memory            16Mb
HDD                 500Mb
Floppy           1.44Mb

Nếu như bạn có CD-Boot thì bạn có thể không cần Floppy.Nếu như bạn định cài đặt qua CD thì bạn chỉ cần đặt CD vào ổ đĩa CD là có thể bắt đầu.Còn nếu như qua mạng với NFS thì bạn hãy xem ơ phần sau để thêm thông tin.

Yêu cầu đối với không gian trống của HDD(Theo bảng trên) là tương đối.Thông thương là 500Mb nhưng mà khi bạn tiến hành cài toàn phần thì cần phải có tới 1Gb không gian HDD.Nhưng hầu như các người sử dụng không có điều kiện để cài đặt toàn phần.Thậm chí có người chỉ có tất cả 100Mb để làm việc với Slackware Linux.

Khu vực Chương Trình

 Hầu hết các phiên bản của Slackware hiện nay được chia ra thành các khung chương trình theo bảng sau:
Khu vực  Nội Dung
A           Vùng chính.Chứa những phần tối thiểu cho hệ thống,các phần mềm tối thiểu     cho   HĐH
AP           Nhưng ứng dụng khác nhau mà làm việc không cần có X-Windows
D        Công cụ cho việc tinh chế các Ứng dụng khác.Trình biên dịch,kiểm tra...cũng như man-page cho chúng
DES Chứa GNU libc crypt()
E GNU emacs
F FAQ,Howto và những thông tin khác
GTK Môi trường GNOME,GTK và Gimp
K Kernel gốc của phiên bản
KDE Môi trường KDE,cùng thư viện QT cho KDE
N Các ứng dụng cho mạng,dome,sendmail,telnet...
T Hệ thống tài liệu format dạng teTex
TCL Tool Command language,Tk,Tcl,TkDesk
X Phần chính của X-Windows
XAP Những ứng dụng chính của X-Windows mà không được coi là phần chính cho môi trường làm việc(Ghostscript và Netscape)
XD Các ứng dụng cải tạo cho X11. Thư viện XView,OpenLook Virtual...
XV Các trình điều khiển cửa sổ cũng các ứng dụng khác
Y Games

  
Phương Pháp cài đặt

Floppy 
   Trước đây có thể cài toàn bộ Slackware bằng Floppy.Do sự tăng trưởng của các ứng dụng cho nên chỉ có hai khu vực có cài đặt từ Floppy.Khu vực A hoàn toàn có thể cài từ Floppy và một số phần lớn ở khu vực N có thể cài đặt.Điều này cho phép bạn có được hệ thống cần thiết mà có thể sử dụng để cài đặt các ứng dụng khác qua mạng

CDROM
   Nếu như bạn có CD-Boot thì quả thật là nhẹ nhàng hơn với bạn.Nếu CD không thể boot thì bạn có thể tạo Floppy-Boot.Bạn hãy xem phần "Disk  khởi Động " và " Disk bổ sung" để có thêm thông tin.

NFS
    NFS(Network File System - hệ thống file mang) Phương pháp cài đặt từ các remote computers(máy điều khiển từ xa) trọng mạng của bạn. Máy mà bạn muốn lấy distributs Slackware cần phải có cấu hình  export(xuất ra) thư mục mà chứa distributs Slackware.Tât nhiên để làm được điều này bạn cần có một chút kiến thức về NFS

Đĩa khởi động
     Đĩa khởi động là đĩa mà bạn có thể khởi động để bắt đầu cài đặt.Nó chứa bản sao nén nhân để điều khiển các thiết bị trong khi cài đặt.Hình ảnh của đĩa khởi động nằm ở catalog(Bản liệt kê thư mục) bootdsks.144 /cây catalog của distributs Slackware

Có trên hơn 60 phương án đĩa khởi động. Toàn bộ chi tiết bạn có thể xem ở bootdsds.144/WHICH.ONE. Hầu như các người sử dụng chọn phương án bare.i (cho phần cứng IDE) hoặc scsi.s (cho phần cứng SCSI) làm ảnh của các đĩa khởi động.
Hãy xem phần "Tạo đĩa" để có thêm thông tin cần thiết.

Root Disk
   root disk là nơi chứa các ứng dụng,file hệ thống mà sử dụng trong khi cài đặt.Nó là cần thiết.Hình ảnh của root disk nằm ở thư mục rootdisks trên cây distributions.Ở đây bạn có thể tìm thấy ảnh của install.1 và install.2 cũng như network.dsk,pcmcia.dsk,rescue.dsk và sbootmgr.dsk.

Đĩa bổ sung
     Đĩa bổ sung chỉ dùng khi bạn cài đặt qua NFS hoặc sưr dụng các thiết bị PCMCIA.các đĩa bổ sung này nằm ở catalog rootdisks và có tên là network.dsk hoặc pcmcia.dsk

Tạo Đĩa
    Sau khi bạn chon phương án cho đĩa khởi động bạn cần 1 đĩa sạch và đặt nó vào ở đĩa floppy .Quá trình tạo disk phụ thuộc nhiều vào HĐH mà bạn đang dùng,cấu hình máy....Nếu bạn sử dụng Linux (Unix) thi bạn cần biết cách sử dụng lệnh dd().Giả sử bạn chọn ảnh là hejaz.dsk và disk cho floppy /dev/fd0 thì bạn cần phải sử dụng lệnh sau:

#dd if=hejaz.dsk of=/dev/fd0

Nếu bạn sử dụng Microsoft OS thì bạn cần sử dụng RAWRITE.EXE mà nằm ở cũng catalog của distribution(nơi cũng chứa luôn ảnh của disk).Ta lại lấy hejaz.dsk làm ví dụ với ổ đĩa là A:
Mở dòng lệnh DOS và thực hiên:

c:\ rawrite a: hejaz.dsk

Chia Đĩa
    Sau khi khởi động xong thì bạn cần phải có phân vùng đĩa cứng riêng cho Slackware.Cần phải có tối thiểu là hai phân vùng:một làm phân vùng hệ thống gốc(\) và một làm phân vùng swap(vùng trao đổi).
Sau khi rootdisk khởi  động xong thì nó sẽ mời bạn đăng nhập vào hệ thống(login).Bạn sẽ đăng nhập như root(passwords=""). Trên shell prompt(Vỏ Lệnh) bạn đánh vào cfdisk(8) hoặc fdisk(8).

Ứng dụng cfdisk có interface thân thiện hơn là fdisk nhưng nó sẽ thiếu đi  một vài lệnh cuối.Ở đây chúng ta chỉ xem xét fdisk với việc chia đĩa cứng thôi.

fdisk /dev/hda

Giống như các ứng dụng unix khác,fdisk đưa ra thông báo trên f.
Đầu tiên là cần kiểm tra việc kiểm tra sự tồn tại của phân vùng.Chúng ta làm điều đó bằng tham biến p trên vỏ lệnh:

Command (m for help): p

Ứng dụng đưa ra thông tin cần thiết về phân vùng,nhãn.Hầu hết người dụng chọn những phân vùng tự do để cài đặt và xoá đi hết những gi trên nó.

Chú Ý: Ban cần phải lưu lại nhưng thông tin quan trọng đối với bạn trên phân vùng mà bạn đang chuận bị xoá.Bởi sau khi xoá phân vùng thi việc khôi phục thông tin  trên nó không phải đơn giản và không phải ai cũng làm được.

Trên bảng phân vùng bạn nhìn thấy số kí tự phân vùng cùng dạng format của nó.Chúng ta chuẩn bị xóa hết các phân vùng trên disk và tạo phân vùng riêng cho Linux.Để xóa phân vùng sử dụng tham biến d:

Command (m for help): d
Partition number (1-4): 1

Cần phải lập lại quá trình trên cho tất cả các phân vùng mà bạn có ý định xóa.Sau khi xóa xong thì bạn cần tạo phân vung mới cho Linux.và tạo một phân vung swap.
Bây giờ chúng ta tạo phân vùng ,sử dụng tham biến n:

Command (m for help):n
Command action
    e extended
    p primary partition (1-4)
p
Partition number (1-4):
First cylinder (0-1060, default 0):0
Last cylinder or +size or +sizeM or +sizeK (0-1060, default 1060):+64M

Vậy là bạn đã tạo ra một phân vùng đầu tiên.Phân vùng sẽ dùng làm swap.Chúng ta chỉ cho fdisk định dạng phân vùng này là phân vùng chính(primary).Nó bắt đầu từ cylinder 0 và kết thúc bằng cylinder mà chúng ta ghi +64M.Như vậy chúng ta nhận được phân vùng đầu tiên là 64M làm swap(Dung lượng phân vung swap phụ thuộc vào lượng RAM trên hệ thống của bạn.Có những thông báo rằng dung lượng swap cần phải nhiều hơn RAM hai lần). Sau đó bạn tạo ra phân vùng thứ hai,bắt đầu từ cylinder cho phép và kết thúc ở cuối đĩa cứng.

Command (m for help):n
Command action
    e extended
    p primary partition (1-4)
p
Partition number (1-4):2
First cylinder (124-1060, default 124):124
Last cylinder or +size or +sizeM or +sizeK (124-1060, default 1060):1060

Và thế là việc chia đĩa cứng gần hoàn thiện xong.Bây giờ cần phải dịnh dạng phân vùng đầu tiên với mã số 82(linux swap).Bạn chọn tham số t,bạn chọn phân vùng đầu tiên và điền vào 82.Trước khi quyết dịnh ghi sự phân chia lên đĩa cứng thì khuyên bạn nên kiểm tra lại một lần nữa bằng tham số p.Nếu tất cả ổn thoả bạn chọn tham số w để lưu lại sự biến đổi trên disk.

Chương Trình cài đặt

Sau khi bạn đã tạo ra các phân vùng có nghĩa là bạn đã chuẩn bị cho quá trình cài đặt Slackware.
Bước tiêp theo của quá trình cài đặt là chạy ứng dụng setup(8).Bạn chỉ cần gõ lệnh setup trên vỏ lênh(shell prompt).SETUP là menu điều khiển cho quá trình cài đặt packages(túi ) và cấu hình hệ thống.

Qúa trình cài đặt được thực hiện theo các bước như sau: Bạn tiến hành theo từng sự chọn lựa các chương trình cài đặt theo một thứ tự đã thiết lập sẵn.Tất nhiên khi bạn đã thành thạo rồi thì bạn có thể làm theo thứ tự của chính mình,nhưng mà chúng tôi không khuyên làm vậy bởi hệ thống có thể làm việc không đúng tiêu chuẩn.Sự chọn lựa  các menu-programs với  sự giúp đỡ  các mũi tên  sang trái,phải,lên,xuống, và nút "OK" hoặc "Cancel".Các chọn lựa trong từng menu được hiển thị bằng dấu gạch chéo [X].Có thể chọn hoặc ngắt các chọn lựa bằng phím "Cách".

Để có thêm thông tin bạn có thể tìm trong phần HELP của menu.

HELP

Nếu bạn cài đặt Slackware lần đầu thì công việc đầu tiên là lên đọc phần này.O đó co ghi rõ từng phần của quá  trình setup(giống như bây giờ chúng ta đang nói tới)và cách di chuyển trong quá trình cài đặt

KEYMAP

Bạn cần phải chọn cách đọc vào từ bàn phím. Bạn đừng chọn là United States "qwerty" bởi nó là ngầm định . Trong phần này bạn có thể tìm thấy một danh sách lớn các định dạng bàn phím khác nhau.

ADDSWAP

Nếu bạn có phân vùng swap(xem phần chia đĩa cứng) thì  menu dưới đây giúp bạn tự động tìm ra nó ,đưa ra màn hình thông tin cần thiết về phân vùng swap và giúp bạn chọn nó(Sẽ tự động định dạng lại và bật swap lên)

TARGET

Trong mục này dùng để xác định các phân vùng khác(không là swap) cần được định dạng lại và được bật lên với điểm mount trên hệ thống file của bạn. Trên  màn hình đưa ra thông tin về các phân vùng của đĩa cứng.Đối với từng phân vùng sau khi chọn lựa cần được định dạng lại(hoặc kiểm tra các bad-block)  và danh sách các khu vực bỏ qua.Thông thường giá trị kích cỡ theo ngầm định.
Sự chọn lựa đầu tiên  của mục target - chọn phân vùng làm hệ thống file gốc(\).sau đó bạn có thể liên kết với các phân vùng khác trên đĩa cứng.(Ví dụ: bạn muốn phân vùng thứ 3 làm catalog home của các tài khoản thì bạn chỉ ra :/dev/hda3.Đây chỉ là ví dụ,bạn hãy liên kết với các phân vùng nào mà bạn thấy cần thiết)

SOURCE

Mục source(nguồn) cho phép bạn chọn thiết bị mang thông tin mà từ đó bạn tiến hành cài đặt Slackware.Hiện nay có 4 phương pháp chọn lựa :Floppy,CD-ROM,NFS hoặc dưới catalog được mount

Phương án Floppy cần phải một khối lượng lớn đĩa floppy,phương án này đòi hỏi mất nhiều thời gian,phải kiên nhẫn ,nhưng mà chung quy là có thể.(Chúng tôi không khuyến khích các bạn sử dụng phương án này)

Phương án CD-ROM tức là kích hoạt từ CD.Mục này cho bạn hai cách chọn lựa hoặc tự động tìm ổ đĩa CD của bạn hoặc là từ danh sách liệt ra.Chú ý rằng  Slackware CD cho vào ổ đĩa khi mà bạn bắt đầu  tìm kiếm .Sau đó chương trình bắt đầu tìm kiếm CD-ROM bạn sẽ chọn một trong hai phương án "slakware" hoặc "slaktest".Thông thường là chọn "slakware" (dạng chuẩn cài đặt),dạng "slaktest" là dạng nhỏ nhất tối thiểu chọn lựa các chương trình lên đĩa cứng.Bạn có thể bổ sung CD "live" từ bộ đĩa CD-Gốc khi chọn lựa những phương án này.

Phương án qua NFS sẽ hỏi  những thông tin về mạng của NFS Server.NFS Server cần phải được thiết lập từ trước đó.Chú ý bạn không thể sử dụng tên mạng mà phải sử dụng IP-Adress và cho máy của bạn cũng như cho NFS Server
Phương án Pre-mounted directory được coi là  phương án mềm dẻo. Bạn có thể sử dụng phương pháp này với các thiết bị mang thông tin như Jaz disk,NFS qua PLIP với định dạng FAT.Sử dụng hệ thống file dưới dạng mount với điểm mount cần thiết trước khi chạy chương trình cài đặt,sau đó chỉ ra điểm đã mount.

SELECT

 Mục này cho phép bạn chọn khu vực ứng dụng nào bạn muốn cài đặt.Chú ý là bạn cần cài đặt khu vực A để có được một hệ thống tối thiểu.Các khu vực khác có thể coi là  không quan trọng.

INSTALL

Khi bạn đã thực hiện xong các mục "target","source","select",thì mục này giúp bạn chọn những packages nào từ những phần bạn đã chọn để cài đặt.Ngược lại có thể quay trở lại bước  trước để hoàn thiện các mục chương trình cài đặt. Mục này giúp bạn chọn một trong các phương án sau:
full,newbile,menu,expert,custom và tag path

Mục full cho phép cài đặt toàn bộ packages từ  những mục chọn các chương trình,tất cả hoàn toàn tự động không thêm một câu hỏi nào thêm cả.Đấy là một cách đơn giản cài đặt,bởi vì bạn không cần phải quyết định thêo kiểu:"packages nào cần cài,cái nào không cần cài".Tất nhiên mục này yêu cầu bạn có đủ không gian đĩa cứng.

Mục newbie giúp bạn cài đặt tất cả các packages cần thiết từ các khu vực bạn đã chọn.Còn với các packages còn lại cần phải trả lời câu hỏi "yes","no","skip".Yes và No thì rõ ràng rồi,còn skip thì bỏ qua tất cả những cái không cần thiết từ khu vực  hiện tại và đi đến vùng chương trình tiếp theo.Phương án này khuyến khích cho những người mới sử dụng bởi vì nó bảo đảm tất cả các packages sẽ được cài đặt.Tuy nhiên phương pháp này chậm hơn các cách khác do co nhiều câu hỏi.

Thật là may mắn bởi vì phương pháp menu được coi là nhanh hơn và mở rộng ra.Đối với từng khu vực chương trình bạn sẽ nhìn thấy ở dạng menu mà ở trong đó bạn có thể chọn các packages.Những packages được chọn nhất định sẽ được cài đặt,còn những packages đã được cài đặt thì không nhất thiết là phải được hiển thị là đã cài đặt rồi trên menu.
Dành cho những người dùng kinh nghiệm thì khuyến khich bạn chọn cách expert.Đây là phương án giúp bạn có được thông tin tuyệt đối về những packages nào cần được cài đặt. Mặt khác bạn co quyền kiểm soát tuyệt đối cái nào cần được cài đặt trên hệ thống của bạn.Phương án này chung tôi không khuyến khich cho người mới dùng.Bởi vì bạn có thể bắn vào chân của mình.

Custom và tag path là những phương án cài đặt khuyến khích cho những người dùng kinh nghiệm,những phương án này dựa trên chủ yếu dang files tag.Nó rất là lâu,nếu trong tay bạn là một máy tính tốc độ cao thì có thể so sánh là nhanh.Để có thêm thông tin bạn lên dọc thêm phần cách sử dụng tag.

Làm ơn chú ý rằng nếu bạn chọn quá nhiều packages cho cài đặt mà không để ý đến lượng không gian trên đĩa cứng của bạn thì không gian trên đĩa cứng của bạn có thể bị hết.Phương pháp duy nhất giải quyết là bạn không lên vội vã cài đặt một vài vùng chương trình mà bạn có thể cài đặt nó sau.Bạn có thể làm được với sự giúp đỡ của các công cụ Slackware dùng cho các packages.

CONFIGURE

Mục configure(cấu hình) giúp bạn thiết lập những  cấu hình chính của hệ thống.Ở đây bạn sẽ nhìn thấy sự phụ thuộc rất lớn vào những packages mà bạn đã cài.Nhưng mà bạn sẽ nhìn thấy những điều sau
-Chọn nhân:Ở đây bạn cần chọn kernel nào để sử dụng.Bạn có thể cài từ đĩa khởi động mà bạn sử sụng trong quá trình cài đặt,hoặc từ đĩa CD-ROM Slackware hoặc những đĩa khác(đã được chuẩn bị sẵn).Ngược lại bạn có thể bỏ qua bước này và khi đó nhân sẽ được chọn theo ngầm định

Tạo đĩa khởi động

Tạo đĩa khởi động là để cho việc sử dụng ở tương lai,có lẽ là một ý hay.Bạn có thể format một floppy và sau đó tạo một trong hai loại đĩa khởi động.Dạng simple - Đơn giản xao chép nhân lên  floppy,còn dạng chuẩn hơn là tạo đĩa khởi động lilo.Để có thêm chi tiết về cấu hình lilo bạn có thể đọc thêm thông tin trong phần cấu hình lilo.

Modem

Chương trình sẽ hỏi bạn về cấu hình của modem của bạn.Tốt nhất bạn nên chọn nếu bạn có modem và đã mắc với cổng nối tiếp.

Mũi Thời Gian(Timezone)

Timezone -cho phép bạn chọn theo mũi giờ nào trên máy tính của bạn.Nếu như bạn chọn theo vùng Zulu thì chúng tôi đành xin lỗi bạn bởi vì mũi giờ của vùng đó nằm ở cuối của bảngdanh sách.

Chuột

Mục này hỏi bạn xem loại nào cài trên máy của bạn cũng như lệnh gpm(8)(bảo đảm cho chuột hoạt động ở chế độ vỏ lệnh(shell prompt)) được tự chạy  khi hệ điều hành khởi động

Đồng hồ máy tính(Hardware Clock)

Hardware Clock - Phần này hỏi bạn xem đồng hồ bên trong máy tính của bạn có tương ứng với thời gian chuẩn GTM(UTC).Đa số trả lời không.

Font

Phông chữ - Phần này giúp bạn  phông chữ cần thiết cho vỏ lệnh(shell prompt)

LILO

Ở đây chương trình hỏi bạn về cách cài đặt Lilo (Linux Loader). Nếu Slackware là HĐH duy nhất  trên  máy của bạn thì bạn chọn simple.Còn nếu như bạn có thêm một vài HĐH khác nữa thì bạn cần chọn expert.Còn mục thứ 3 thì chúng tôi không khuyến khích.Nếu như bạn chọn expert install thì bạn bạn cần phải quyết định LILO sẽ được ghi ở đâu.Bạn sẽ chuyển nó đến MBR(Master Boot Record - sector khởi động chính) của đĩa cứng,ở superblock của phân vùng gốc Linux hoặc trên Floppy.Chú Ý nếu như bạn sử dụng thêm HĐH khác (có vùng boot riêng)thì khuyến khích bạn cài đặt lilo ở superblock trên phân vùng gốc Linux hoặc Floppy.Sử dụng MBR chỉ khi nó ảnh hưởng đến các HĐH khác trên máy của bạn

Network

Mang - Mục này để cấu hình mạng, thực chất bạn có thể bằng ứng dụng netconfig.
CD-ROM
Ở đây hỏi bạn có muốn hay không hệ thống tự động kiểm tra có hay không đĩa CD-ROM và tự động mount nó khi khởi động
X Windsows Manager
Trình duyệt cửa sổ -  bạn có thể chọn môi trường làm việc nào theo ngầm định.

Không phụ thuộc vào packages nào bạn cài đặt,môi trường cửa sổ nào bạn chọn,..chương trình hỏi bạn xem bạn có thích thiết lập password cho  root không.Chúng tôi khuyến khích bạn nên làm việc đó ,có lẽ  đó là điều làm cho hệ thống của bạn thêm an toàn hơn.
EXIT

Chắc chắn là mọi người đều biết mục này.Chúng tôi không nói thêm nữa và cũng chấm dứt phần này ở đây.Chúc các bạn tìm được những điều mới mẻ ở Slackware Linux
Mục Lục

Biên dịch: Vũ Dũng(vudung@mail.ru)
website:http://khigiacmoquayve.narod.ru
1-9-2005 Voronezh Russian
Hosted by uCoz