Kiến Thức Cơ Bản Slackware Linux

5.3 Làm việc với files,catalogs

Slackware Linux được hình thành theo chiều hướng  đơn giản hóa đi câu trúc theo Unix truyền thống. Unix chuẩn chủ yếu theo dạng vỏ lệnh(Shell Prompt).Trong Slackware Linux có trang bị thêm graphic interfaces và tuy nhiên vỏ lệnh vẫn là môi trường giao tiếp chính với hệ thống.Chính vì thế việc lắm vững hệ thống lệnh cơ bản là rất quan trọng trong Linux.
Phần này  sẽ giúp bạn làm quen với những lệnh chính làm việc với tệp tin, các thư mục cũng như có các ví dụ kèm theo.Bạn có thể sử dụng man-pages để có thêm thông tin.

5.3.1 ls

Lệnh này dung cho việc hiển thị danh sách các files trong catalog.Bạn có thể tìm thấy lệnh DIR tương tự trong DOS và Windows.Khi đó ls(1) đưa ra danh sách các files ở catalog hiện hành.Để xem được nội dung của catalog gốc bạn cần làm như sau:

$ cd /
$ ls

Kết qủa

bin  cdrom  home  mnt  sbin  usr
boot  dev  lib  proc  suncd  var
cdr  etc  lost+found  root  tmp  vmlinuz

Tuy nhiên nó không thuận tiện chút nào cả ,bạn không thể xác định được đâu là files đâu là catalog.Để giúp điều đó bạn cần thêm tham số vào dòng lệnh ls(1)

$ ls -FC

bin/  cdrom/  home/  mnt/  sbin/  usr/
boot/  dev/  lib/  proc/  suncd/  var/
cdr/  etc/  lost+found/  root/  tmp/  vmlinuz

Tham số này hiển thị như sau:" Nếu là catalog thì bổ sung thêm đằng sau dấu" /",còn nếu là files thực thi thì bổ sung đằng sau dấu  "*".
Ngoài ra lệnh ls còn cho phép nhận được những thông tin cụ thể về files.Ví dụ như sau:

$ls -l
total 172
drwx------    4 root     root         4096 Aug 18 18:22 Desktop
-rw-r--r--    1 root     root        11423 Aug 19 11:55 install
-rw-r--r--    1 root     root        11423 Aug 19 11:54 install~
drwx------    2 root     root         4096 Aug 19 06:44 mail
lrwxrwxrwx    1 root     root            5 Aug 18 17:43 mnt -> /mnt/
drwxr-xr-x    6 root     root         4096 Aug 19 18:28 phim
-rw-r--r--    1 root     root       111806 Aug 19 17:19 Screenshot.png
drwxr-xr-x    4 root     root         4096 Aug 20 05:23 slackware
-rwx------    1 root     root          134 Aug 16 14:42 sound.sh
drwxr-xr-x    3 root     root         4096 Aug 19 08:41 thu
drwxr-xr-x    8 root     root         4096 Aug 18 17:14 TuDienHND
-rwx--x--x    1 root     root           30 Aug 16 02:54 tv.shell
-rw-r--r--    1 root     root            0 Aug 20 05:53 vu.txt

Nếu như bạn muốn nhìn thấy những files ẩn(hides) ở catalog hiện hành thì bạn có thể sử dụng lệnh sau:
#ls -a
.gnome
.gnome2
.gnome2_private
.gnome-desktop
.gstreamer
.gtkrc
.gtkrc-1.2-gnome2
.gtkrc-kde
.ICEauthority
.icons
install
install~
.kde
.kderc
.pinerc
.qt
.recently-used

Screenshot.png
slackware
sound.sh
.xscreensaver
.xsession-errors
.xvnkbrc
Những tệp tin bắt đầu từ dấu "."(Gọi là đốt files) không hiện ra với lệnh ls bình thường hay còn gọi là files ẩn(hides).Bạn nhìn thấy nó chỉ với tham biến "-a" đi kèm ls.
Để thêm thông tin về ls bạn có thể đọc trong man-pages về ls(1).

5.3.2 cd

Lệnh cd sử dụng để thay đổi catalog làm việc.Đơn giản chỉ cần theo cấu trúc sau: cd /đường dẫn/tên catalog.Ví dụ:

darkstar: $ cd /bin
darkstar:/bin$ cd usr
bash: cd: usr: No such file or directory
darkstar:/bin$ cd /usr
darkstar:/usr$

Để có thêm thông tin bạn có thể đọc man-pages của lệng cd

$help cd

Lệnh này giúp bạn hiểu rõ những tham biến đi kèm của lệnh cd

5.3.3 more
more(1) được coi là ứng dụng để chia nhỏ các trang ra.Thông thường các lệnh đưa ra các thông báo có kích cỡ to hơn là kích cỡ màn hình.Những lệnh khác không biết cách chia nhỏ những kết  quả của mình trên màn hình ra thành các trang nhỏ hơn.Chính vì thế more(1) dung để làm công việc này.
Lệnh more chia các thông báo thành các trang nhỏ khác nhau và chờ đợi bạn nhấn phím cách để chuyển tiếp sang trang tiếp theo,phím Enter dùng để di chuyển tới dòng tiếp theo.Ví dụ:

$ cd /usr/bin
$ ls -l

Bạn hẳn sẽ thấy kết quả là lớn hơn nhiều so với kích cỡ màn hình.

$ ls -l | more

Vậy là có tôt hơn không,bạn có thể đọc từng trang một...
Để có thêm thông tin về more(1) bạn hãy đọc man-pages của nó.

5.3.4 less

Lệnh more được coi là rất thuận tiện,nhưng khi bạn đang đọc thông báo mà bỗng nhiên bị bỏ qua một trang nào đấy mà more không cho phép quay lại để đọc nó.Lệnh less cho phép bạn làm được điều đó.Nó được sử dụng về cấu trúc giống như more

$ls -l | less

Để có thêm thông tin hãy đọc man-page của less(1).

5.3.5 cat
cat(1) - concatenate(kết lại,nối lại thành dãy).Nó dùng để kết nối một vài văn bản soạn thảo thành một văn bản thống nhất.Nhưng cũng có thể sử dụng cho các mục đích khác nữa.
Cấu trúc lệnh như sau:

#cat file1 file2 file3 > bigfile

Lệnh cat  đem nội dung của file1,file2,file3 và nối lại thành bigfile
Lênh cat cũng có thể  dùng để xem nội dung của  files.Để xem nội dung của files bạn  thực hiện lệnh sau đây(đừng quên dùng more hoặc less kèm theo):
 $ cat file1 | more

Lệnh cat cũng có thể dùng để sao chép bất cứ files nào mà bạn muốn.

$cat /bin/bash > ~/mybash

Tệp tin /bin/bash sẽ được sao chép vào catalog home gốc của tài khoản với tên là mybash
Dưới đây chỉ là những điển hình thông dụng của cat.Để có thêm thông tin bnaj hãy đọc man-pages của nó.

5.3.6 touch
touch(1) dùng để thay đổi thời gian sau các biến đổi với files.Với lệnh này bạn có thể kiểm soát  dấu hiệu thay đổi từng thời điểm với files(Thời gian cho phép sử dụng,thời gian lần đầu thay đổi,lần cuối thay đổi).Nếu như files chỉ ra không tồn tại thì touch tạo ra một files rỗng với tên như đã chỉ ra.Cấu trúc như sau:

$touch file1

Lệnh touch có  nhiều tham biến đi cùng,để có thêm thông tin bạn cần đọc man-pages của nó.

5.3.7 echo

Lệnh echo(1) dùng để hiển thị ra màn hình một chuỗi thông tin cần thiết.Chuỗi cần được chỉ ra sau lệnh echo.Theo ngầm định echo hiển thị câu,kí tự đứng sau nó.
Hãy đọc man của nó để có thêm thông tin.

5.3.8 mkdir

Dùng để tạo ra một catalog mới.Đơn giản chỉ cần đưa ra  tên của catalog,ví dụ:

 $mkdir hejaz
hoặc bạn có thể tạo theo đường dẫn:

$mkdir /usr/local/hejaz

Tham biến "-p" đi kèm với mkdirđể tạo ra catalog nằm trong(catalog con).Bởi vì nếu như catalog local không tồn tại thì mkdir sẽ thông báo lỗi.Chính vì thê cần có cấu trúc sau:

$ mkdir -p /usr/local/hejaz

5.3.9 ln

ln(1) dùng để tạo link(liên kết) tới files.Có thể là HDD,floppy hoặc kí tự liên kết.Sự khác nhau của những dạng này được thảo luận trong phần "Cấu trúc hệ thống tập tin". Nếu như bạn muốn tạo simbol-link tới catalog /var/media/mp3 và đặt nó trong catalog home của chính mình thì cần thực hiện như sau:

$  ln -s /var/media/mp3 ~/mp3

Tham biến "-s" đi kèm với ln chỉ rằng liên kết là dạng kí tự(simbol).Trong ví dụ trên đã tạo ra file mp3 dùng để chỉ đến /var/media/mp3.
Tạo liên kết với đĩa cứng cũng làm tương tự nhưng chỉ bỏ đi tham biến -s.

$ ln /var/media/mp3 ~/mp3

5.3.10 cp

cp(1) sử dụng để sao chép các tệp tin.Trong DOS có câu lệnh tương tự:COPY.Lệnh này có nhiêu tham biến đi kèm khuyến khích các bạn lên đọc man của lệnh này.
Thông thường nó được dùng theo cấu trúc sau:

$ cp vu.mt /tmp

Lệnh cp đã tạo ra một bản sao của file vu.mt từ catalog hiện hành tới /tmp
Nếu bạn muốn lưu lại những dấu hiệu thời gian trên files thì cấu trúc như sau:

$cp -a vu.mt /tmp

Nó sẽ lưu lại toàn bộ dâu hiệu thời gian biến đổi của file gốc trên bản sao
Còn bạn thích sao chép cả một catalog sang một catalog khac:

 $ cp -R <tên thư mục> /tmp

Nó sẽ sao chép toàn bộ nội dung của thư mục sang catalog /tmp

5.3.11 mv
mv(1) dùng để cắt file và di chuyển nó từ một chỗ này sang chỗ khác.Ở trong DOS là move.
Khi sử dụng lệnh này cần phải chỉ ra gốc và kí hiệu:

# mv myfile /usr/local/share/mt

Bạn có thể đọc man-pages của nó để biết thêm thông tin.

5.3.12 rm

rm(1) dùng để xóa tệp tin hoặc cây thư mục.Giống như trong DOS có lệnh:del deltree.
Sử dụng rm có thể nguy hiểm nếu như bạn không biết bạn đang làm gì.Trong Linux files xóa đi khó có thể khôi phục lại được.
Để xóa files bạn chỉ cần chỉ ra tên file cần xóa sau lệnh rm

$ rm file1

Nếu như bạn không có quền hạn ghi  lên tệp tin thì lệnh sẽ thông báo lỗi.
Khi bạn muốn xoá đi cả một catalog thì lên sử dụng tham biến -r và -f đi kèm với rm

$ rm -rf /home/mt/mydir

Chú ý bạn có thể hại chính mình với rm.Cần thận trọng với nó.

5.3.13 rmdir

rmdir(1) dùng để xoá đi một catalog rỗng.Chú ý nếu nó không rỗng thì rmdir không thể xoá được.

$ rmdir <thư mục>
$ rmdir mt

nếu như khi mà catalog không tồn tại thì rmdir sẽ thông báo bạn cần phải chỉ rõ đường dẫn tới  catalog mà bạn muốn xoá.

$rm  /tmp/mt

Ở đây rmdir sẽ xóa đi catalog mt (catalog con của catalog tmp).
Ngoài ra rmdir còn có thể xoá các catalog bố mẹ (parent directory) nếu như có thêm tham biến -p đi kèm với rmdir:

$ rmdir -p /tmp/mt

Lệnh sẽ tiến hành xoá catalog mt nằm trong /tmp.Nếu thành công thì tiếp tục thử xoá catalog /tmp. Lệnh rmdir sẽ xoá catalog này và dừng lại khi gặp thông báo lỗi.

Vậy là lại kết thúc một phần của quyển sách này.Chúc các bạn  làm quen hơn nữa với cách lệnh thi hành trong  Linux
Mục Lục

Biên dịch: Vũ Dũng(vudung@mail.ru)
website:http://khigiacmoquayve.narod.ru
1-9-2005 Voronezh Russian
Hosted by uCoz