Kiến Thức Cơ Bản Slackware Linux

Chương 4 Cấu hình

4.1 Cấu hình hệ thống

Trước khi tiến tới cấu hình hệ thống thì bạn nên làm quen với hệ thống,cách hình thành nó,cách tìm kiếm trong nó một chương trình,một tập tin.Bạn cần phiên dịch lại nhân hệ thống hay không?Phần này giúp bạn làm quen với các tổ chức hệ thống cũng như cấu hình các tập tin,sau đó  tiến tới thiết lập cấu hình phức tạp hơn của các thành phần khác.

4.1.1 Hình ảnh hệ thống.

Sẽ rất quan trọng khi bạn nắm rõ cách tổ chức Linux trước khi thực hiện các khuynh hướng khác nhau theo cấu hình của nó.Hệ thống Linux khác với hệ thống DOS hoặc Windows( kể cả Macintosh OS).Phần này giúp bạn làm quen với sự phân bố các thành phần chính của hệ thống.

Tổ chức hệ thống các tập tin

Nguyên tắc khác biệt đầu tiên của Slackware Linux với DOS và Windows chính là việc tổ chức hệ thống các tập tin.Đối với các người mới sử dụng: ở Linux thì các phân vùng đĩa cứng không phân biệt bởi các chữ.Ở trong hệ thống này chỉ có duy nhất một catalog gốc(chính).Bạn có thể coi nó như là C: ở trong DOS.Các phân vùng khác của đĩa cứng có thể mount(kết nối) tới một trong các catalog khác.

Chúng ta gọi thư mục gốc của phân vùng là catalog gốc,nó được phân biệt là (/).Cái hệ thống này có thể làm cho bạn lạ nhưng mà trên thực tế nó rút ngắn đi đời sống  khi mà bạn muốn tăng kích cỡ sử dụng không đĩa cứng.Ví dụ như bạn không có đủ không gian trên đĩa cứng mà được chứa trong /home(Thông thường khi cài Slackware người sử dụng thường tạo một phân vùng đĩa cứng rất lớn làm phân vung gốc - đó chỉ là ví dụ).Bởi vì các phân vùng đĩa cứng có thể kết nối vào bất kì catalog nào cho lên trong trường hợp này bạn chỉ cần vào cửa hàng vi tính và mua một HDD nữa để kết nối vào /home.Vậy là bạn không sợ thiếu không gian cho hệ thống của bạn nữa.Tất cả đều không cần thiết lập lại hệ thống cũng như không cần di chuyển các chương trình.
Dưới đây là những thông tin cơ bản về những catalog chính bậc trên của hệ thống Slackware.

/bin
Chứa những chương trình quan trọng cho người sử dụng.Có thể nói đây là những lệnh quan trọng cần cho người dùng khi làm việc với hệ thống.Ví dụ như vỏ lệnh và lệnh của hệ thống tập tin(ls,cp..).Catalog /bin thông thường không chịu sự thay đổi sau khi cài đặt.Nếu như có chỉ là những packages được nâng cấp
/boot
tập tin sử dụng để khởi động Linux là LILO.Mục lục này cũng sẽ không thay đổi sau khi cài đặt
/cdrom
(/mnt/cdrom)
Hãy nhớ rằng tất cả các disk được kết nối với một catalog xác định.Và catalog /cdrom chỉ dùng cho việc kết nối với đĩa compact của bạn
/dev
Trong Linux tất cả coi là tập tin.Thậm chí kể cả các bộ phận cứng cũng như các công nối tiếp,máy scan.đĩa cứng...Việc sử dụng với các bộ phận khác nhau sẽ được thực hiện bởi các tập tin khác nhau(gọi là device node).Chúng nằm trong catalog /dev.Nó giống như trong Unix và các phiên bản khác.
/etc
Chứa các tập tin cấu hình.Tất cả từ tập tin cấu hình X-Windows,cơ sở dữ liệu người sử dụng tới các script tự thực thi.Administrator tất nhiên cần phải nắm rõ catalog này
/home
Linux được coi là hệ thống đa tài khoản.Mỗi tài khoản có một thư mục riêng biệt làm nơi gốc của mình.Tên chung của nó là "home" catalog tài khoản.Catalog /home chính là vị trí của những catalog home của các tài khoản.
/lib
Hệ thống thư viện cần thiết cho các chương trình.Thư viện C,thư viện động của vật mang khởi động,thư viện ncurses và module kernel - đây là nơi lưu trữ chính.
/lost+found
Khi khởi động hệ thống có sảy ra hiện tượng kiểm tra hệ thống tập tin bị lỗi.Nếu như có lỗi thì thực thi fsck và sửa chữa chúng.Phần têp tin được khôi phục sẽ được cất dữ tại đây
/mnt
Catalog dùng làm điểm kết nối tạm thời cho các đĩa cứng hoặc ngưng kết nối với các bộ phận
/opt
Dùng cho các packages bổ sung.Ý tưởng như sau,tất cả các packages sẽ được cài đặt vào đấy(ví dụ /opt/<program>)và cuối cùng nếu như packages không cần thiết thì chỉ cần xóa bỏ catalog của packages là kết thúc.Ở Slackware một vài chương trình được đặt vào /opt(như KDE /opt/kde)nhưng bạn có thể thoải mái bổ sung vào /opt
/proc
Có lẽ đây là một catalog đặc biệt.Thực tế nó không coi là một phần của hệ thống.Nó là hệ thống file ảo mà coi là truy cập từ nhân.Những thông tin khác nhau mà nhân muốn thông báo đến bạn.Nó được thể hiện thông qua các tập tin trong /proc.Bạn có thể thử như
cat /proc/cpuinfo
/root
Administrator của hệ thống - root.Catalog home của nó là /root thay vì /home/root.Nguyên nhân là catalog /home có thể nằm ở những phân vùng ngoài (/).Nếu như  /home có thể không được kết nối tới thì bản thân root sẽ cần phải đăng nhập để giải quyết vấn đề này.
/sbin
Những chương trình chính thực hiện bởi root cũng như các tiến trình khởi động cũng được lưu trữ tại đây.Những tài khoản thông thường không sử dụng những chương trình này.
/tmp
Đây là môi trường lưu trữ tạm thời cơ sở dữ liệu.Tất cả các tài khoản có quyền đọc,ghi vào catalog này
/usr
Đây là một catalog lớn trong Linux có thể nói tất cả những gì còn lại đều nằm ở đây.Chương trình,tài liệu,mã gốc nhân và X-Windows.Chính xác vào catalog này bạn sẽ cài đặt các chương trình.
/var
Hệ thống tập tin log,tập tin đệm...Catalog này thường xuyên thay đổi.

Bây giờ bạn đã có một hình tượng khách quan về những cái nào chứa trong những catalog nào.Và bạn sẽ dễ dàng tìm được tập tin mà bạn muốn tìm trên hệ thống(tất nhiên không bằng tay).

Tìm kiếm tập tin

Bạn đã biết những cái nào chứa trong những cái catalog nào rồi những cũng không có nghĩa là giúp bạn tìm được các tập tin cụ thể.Tất nhiên bạn có thể thực hiện trên tất cả các catalog việc tìm kiếm tuy nhiên có nhiều biện pháp nhanh hơn.Trong Slackware có bốn công cụ chủ yêu cho việc tìm kiếm tập tin.

which

Một công cụ đầu tiên  đó là lệnh which(1).Thông thường sử dụng để tìm kiếm nhanh các chương trình.Nó đơng giản là tìm kiếm ở các catalog được chỉ ra trên đường dẫn mà bạn chỉ ra và  đưa ra  những tương ứng và cả đường dẫn tới tập tin.
$ which bash
/bin/bash
Có nghĩa là  bash nằm ở  catalog /bin.Nhưng hạn chế là nó chỉ tìm trong đường dẫn của bạn.

whereis

Lệnh whereis(1) làm việc giống như which nhưng có bổ sung thêm thông tin vào cuối thông tin man-pages(trang man) cũng như chương gốc.Kết quả của việc tìm kiếm như sau:

$ whereis bash

bash: /bin/bash /usr/bin/bash /usr/man/man1/bash.1.gz

Lệnh không chỉ nói xen chương trình nằm ở đâu mà còn chỉ ra những tài liệu online của nó nằm ở đâu.Nhưng mà nó vẫn hạn chế.Nêu như bạn muốn tìm kiếm những tập tin cấu hình.Điêu này thì which và whereis không giúp đỡ được.
find
Lệnh find(1) có thể giúp bạn tìm kiếm tất cả.Chẳng hạn tôi muốn tìm kiếm xinitrc trên hệ thống

$ find / -name xinitrc
/var/X11R6/lib/xinit/xinitrc

find cần phải có nhiều thời gian để tìm kiếm bởi vì nó thực hiện trên tất cả các catalog của hệ thống.Nếu bạn là một tài khoản bình thường thì lệnh này có lẽ sẽ không ít lần thông báo về lỗi truy cập từ những catalog cấm(với những người có thể truy cập vào root).Nhưng cuối cùng find tìm ra tập tin cần thiết.Đấy là tôt rồi.Nếu như có thể nó làm việc nhanh hơn...

locate

Lệnh locate(1) thực hiện công việc tìm kiếm giống như find nhưng nó tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu của mình thay vì trên toàn bộ catalog hệ thống.Cơ sở dữ liệu của nó được kết cấu sao cho tự động cập nhật vào 4:40 sáng.Bạn có thể bằng tay thực hiện điều này bằng updatedb(1) để cập nhật dữ liệu trước khi tìm kiếm(trước khi thực hiện bằng tay cần thực thi su nobody).Ví dụ của locate:

$ locate xinitrc # Không nhất thiết là root
/var/X11R6/lib/xinit/xinitrc
/var/X11R6/lib/xinit/xinitrc.fvwm2
/var/X11R6/lib/xinit/xinitrc.openwin
/var/X11R6/lib/xinit/xinitrc.twm

Chúng ta nhận được nhiều hơn so với mong đợi và rất nhanh.Bạn có thể tìm thấy mọi thứ trên Linux.

Catalog /etc/rc.d

Những tập tin được thực thi bởi hệ thống trong qúa trình khởi tạo(initialization) được lưu trong catalog /etc/rc.d. Slackware sử dụng script khởi tạo theo phong cách của BSD.Từng nhiệm vụ hoặc tầng thực thi(runlevel) có tập tin rc của mình.Chính thế cấu trúc mà chúng ta nhận được sẽ rất dễ dàng sử dụng.

Có một vài mục script khởi tạo.Khởi động ban đầu hệ thống,tầng thực thi,khởi tạo mạng và thích ứng System V.Theo truyền thống chúng ta  chuyển  tất cả còn lại tới một phạm trù khác(other category)

Bước đầu qúa trình khởi động hệ thống

Chương trình đầu tiên mà Slackware thực hiện sau nhân Linux là init(8).Chương trình này đọc tập tin /etc/inittab(5) để biết cách khởi động hệ thống.Thực hiện /etc/rc.d/rc.S script để chuẩn bị cho quá trình chuyển tiếp chọn tầng thực thi(runlevel).tập tin rc.S kích hoạt bộ nhớ ảo,kết nối các tập tin hệ thống,xóa bỏ những tập tin log của catalog khởi tạo các thiết bị plug và play,khởi động module nhân,thiết lập cấu hình thiết bị PCMCIA,kích hoạt các cổng nối tiếp,và tất nhiên cho đến khi kết thúc công việc của mình.Nó gọi ra những script dưới đây từ catalog /etc/rc.d
rc.S Nó là khởi tạo các script
rc.modules Khởi động modules nhân.Như là thiết bị mạng,PPP và nhiều thiết bị khác.Nếu như script tìm thấy rc.netdevice thì nó sẽ thực hiện
rc.pcmcia Kiểm tra sự có mặt và thiết lập cấu hình tất cả thiết bị PCMCIA(có mặt trên hệ thống của bạn).Nó thuận lợi cho người sử dụng các máy latop mà có PCMCIA modem và thiết bị mạng.
rc.serial Thiết lập cấu hình cổng nối tiếp và thực hiện tương ứng với lệnh setserial
rc.sysvinit Tìm kiếm khởi tạo System V tương ứng với tầng thực thi(runlevel) đã chọn và khởi động chúng.Chúng ta sẽ thảo luận ở phía dưới.

Script Khởi tạo tầng thực thi

Sau khi quá trình khởi tạo hoàn thành init chuyển sang khởi tạo tầng thực thi.Tầng thực thi diễn tả xem ở trong chế độ nào hệ thống sẽ làm việc.Một âm thanh thừa vang lên.Vậy là runlevel  thông báo cho init "sẽ ở chế độ đa tài khoản(multiuser login) hay là chỉ là đơn tài khoản(single user),sẽ sử dụng hay không dịch vụ mạng,sử dụng hay không X Windows hoặc agetty(8) cho việc quản lý đăng nhập vào hệ thống(logins).Những tập tin dưới đây xác định những tầng thực thi khác nhau trong Slackware

           rc.0 Tắt hệ thống(runlevel 0).Theo mặc định nó là ảnh vào rc.6
           rc.4 Chế độ đa tài khoản(runlevel 4),nhưng X11 với XDM,GDM hoặc KDM làm môi                    trường đăng nhập.
            rc.K Chế độ đơn tài khoản(runlevel 1).
      rc.M Chế độ đa tài khoản (runlevel 2 và 3) nhưng với môi trường đăng nhập là văn                      bản(text-based login).Nó coi là mặc định trong Slackware
Khởi tạo mạng

 Các tầng thực thi 2,3 và 4 tiến hành khởi động các dịch vụ mạng.Những tập tin sau                chịu trách nhiệm cho quá trìng khởi tạo mạng:

            rc.inet1 Tạo thành từ ứng dụng netconfig ,chịu trách nhiệm về cấu hình mạng
            rc.inet2 Thực hiện sau rc.inet1 và khởi động dịch vụ mạng chính
            rc.atalk Khởi động dịch vụ AppleTalk
            rc.httpd Khởi động dịch vụ web Apache
            rc.samba Khởi động dịch vụ Samba
            rc.news Khởi động dịch vụ tin tức


Sự tương hợp với System V

Việc tương hợp với System V được tiến hành trên Slackware 7.0.Có rất nhiều phiên bản Linux sử dụng định dạng này cùng với BSD.Trong môi trường đó mỗi một catalog script tương ứng với một tầng thực thi(runlevel) còn BSD thì chỉ có một script tương ứng với một tầng thực thi.
rc.sysint là một script hướng dẫn tìm kiếm tất cả System V init script ở trong catalog /etc/rc.d và
thực hiện nó(nếu như thích ứng với tầng thực thi).Điều nãy sẽ có lợi nếu như bạn sử dụng các chương trình thương nghiệp mà cài đặt các script System V,tuy nhiên trong cùng thời gian đó bạn cũng có thể sử dụng BSD script.

Các files khác

Những script dưới đây là các script khởi động,chúng thông thường được chạy bởi một hay nhiều script kể trên,chính vì thế tất cả  những gì bạn muốn thay đổi cấu hình hệ thống chính là soạn thảo lại nội dung của nó.


rc.cdrom
Nếu như kích hoạt thì nó sẽ kiểm tra xem có compact disk trong ổ đĩa hay không,nếu có thì nó sẽ kết nối tới /cdrom
rc.gpm Khởi động dịch vụ làm việc với chuột(general purpose mouse).Nó cho phép bạn có thể sao chép,dán trong console.
rc.ibcs2 Đảm bảo hoạt động trong môi trường Intel Binary Compatibility.Điều này cần thiết khi bạn thiết kế những chương trình cần biên dich cho SCO Unix hoặc những phiên bản thương mại Intel Unix.Khi đó không nhất thiết phải chạy các chương trình Linux
rc.font Khởi động phông chữ theo chọn lựa của người dùng cho vỏ lệnh
rc.local Chứa tất cả các thông tin khởi động đặc biệt cho hệ thống của bạn.Trong những phiên bản Slackware gần đây những tập tin này rỗng.Nó lưu trữ cho hoạt động của administrator hệ thống.Script này thực hiện cuối cùng khi khởi động hệ thống.
Để kích hoạt tất cả các script bạn cần bổ sung cho nó thêm quyền hạn thực thi với lệnh chmod.Để script ngừng thực hiện bạn chỉ cần xoá bỏ quyền hạn thực thi là xong.Để có thêm thông tin về chmod bạn có thể đọc thêm ở trang man của nó.

4.1.2 Chọn kernel

Nhân là một phần của HĐH mà cho phép truy cập tới các thiết bị phụ trợ máy tính,điều khiển các tiến trình và kiểm soát công việc toàn hệ thống.Nhân đảm bảo hoạt động các thiết bị phần cứng,vì thế chọn lựa nhân cho hệ thống của bạn là một công việc rất quan trọng khi cài đặt.

Slackware có khoảng 60-nhân đã biên dịch.Như vậy là bạn đã có rất nhiều cơ hội để chọn lựa.Mỗi kernel chứa tổ hợp các driver(theo tiêu chuẩn) cộng thêm những driver đặc biệt.Bạn có thể sử dụng một từ những nhân đã biên dịch hoặc có thể mình biên dịch cho hệ thống của bạn.Khi đó bạn sẽ chắc chắn rằng nhân của bạn đảm bảo cho các thiết bị phần cứng hoạt động trên hệ thống của bạn.

Catalog /kernels trên Slackware CD-ROM

Nhân Slackware chưa biên dịch được chứa trên catalog /kernels của Slackware CD-ROM và trên site  FTP  trong catalog chính Slackware.Việc xuất hiện các phiên bản mới sẽ dùng để nâng cấp nhân và tất cả các tài liệu liên quan tới nó nằm trong cùng catalog với nhân.Catalog /kernels chứa các catalog con cho từng phần của nhân.Tên của catalog con trùng với tên nhân.Trong từng catalog con bạn có thể tìm thấy những tập tin sau:

Tập tin                              Ý nghĩa

System.map                    Hệ thống map files cho nhân
bzImage(zImage)            Ảnh của nhân
config                              tập tin gốc cấu hình của nhân

Để cài đặt nhân hãy sao chép System.map và config vào catalog /boot của hệ thống,còn ảnh của nhân thì sao chép vào /vmlinuz.Thực hiện ứng dụng /sbin/lilo(8) để cài đặt LILO cho nhân mới sau đó khởi động lại hệ thống.Tất cả những công việc này bạn phải làm cho cài đặt nhân từ những nhân chưa được biên dịch cho hệ thống của bạn.

Nhân kết thúc tại ".i" - đó là IDE kernel. Có nghĩa là không chứa dịch vụ đảm bảo hoạt động cho SCSI trong nhân.Nhân kết thúc tại ".s" - đó là SCSI kernel.Chúng chứa dịch vụ đảm bảo hoạt động cho IDE như ".i" và cộng với SCSI.

Biên dịch kernel từ mã gốc

Những người mới sử dụng thường hỏi :"Tôi có lên biên dich nhân cho hệ thống của mình không?".Câu trả lời là có thể.Hầu như  người sử dụng một trong những nhân đã biên dịch với những modules cho các thiết bị trên máy mà các nhân cũ không có.Bạn muốn tự biên dịch nhân chỉ khi mà bạn muốn nâng cấp nhân lên một phiên bản cao hơn mà vẫn chưa được đặt vào trong các phiên bản Slackware hoặc là bạn muốn vá lại nhân trên hệ thống của bạn.

Việc tông hợp kernel của mình không khó.Công việc đầu tiên là cần phải biết có cái gì trên tập tin cấu hình của nhân trên hệ thống của bạn. Chú ý là bạn đã cài đặt từ khu vực K trong quá trình cài đặt hệ thống.Bạn cần bổ sung thêm packages từ khu vực D và một phần trình biên dịch C,GNU make cùng GNU binutils.Nói chung là không tồi nếu như toàn bộ khu vực D đã được cài đặt nếu như bạn dự định tiến hành tinh chế cài gì đó.Bây giờ chúng ta đã chuẩn bị cho tổng hợp nhân.

$ su
Password:
# cd /usr/src/linux

Công việc đầu tiên là đưa mã gốc nhân về trạng thái ban đầu của nó.Bạn thực hiện như sau:

# make mrproper

Bây giờ bạn sẽ xây dựng nhân trên hệ thống của bạn.Những kernel mới thường giới thiệu ba phương pháp để thực hiện công việc này.Phương pháp 1:Đó là hệ thống tiêu chuẩn câu hỏi-câu trả lời  không sử dụng menu.Hệ thống sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi cho bạn trả lời sau đó tiến hành tạo tập tin cấu hình.Nhưng có một vấn đề là nếu bạn trả lời sai thì bạn cần phải làm lại hoàn toàn từ đầu.Phương pháp thứ 2: Được đông đảo sử dụng là sử dụng menu.Và cuối cùng là phương pháp sử dụng công cụ X để cấu hình nhân.Chọn phương pháp nào mà bạn thích theo các lệnh tương ứng sau:

# make config     (câu hỏi-câu trả lời,chế độ dòng lệnh)
#make menuconfig (menu,chế độ dòng lệnh)
#make xconfig    (X-công cụ,chú ý bạn phải ở trong X)


Đối với người mới sử dụng có lẽ menuconfig được coi là phương án đơn giản.Bạn có thể tìm thấy những thông tin chỉ dẫn từng phần của nhân trên màn hình.Sau khi xây dựng cấu hình của nhân bạn hãy thoát ra khỏi chương trình.Nó sẽ tạo ra tập tin cấu hình.Bây giờ chúng ta có thể chuẩn bị cho tổng hợp nhân:

# make dep
# make clean

Bước tiếp theo là biên dịch nhân.Đầu tiên đưa ra lệnh zImage.Nếu như không thành công do nhân quá lớn thì đừng lo bạn có thể sử dụng bzImage

# make zImage(thử ban đầu)
# make bzImage(Dùng khi lệnh trên không thành công)

Dựa vào tốc độ của processor mà quá trình này có thể lâu hay nhanh.Trong quá trình tổng hợp bạn sẽ nhìn thấy trên màn hình các lệnh biên dịch nhân.Sau khi tổng hợp ảnh của nhân bạn thích tổng hợp tất cả các phần của kernel mà bạn chỉ ra sẽ thực hiện như modules

# make modules

Bây giờ chúng ta có thể cài đặt kernel mới cùng với các modules của nó.Để cài đặt nhân trên Slackware bạn cần thực hiện theo sau:

# mv /vmlinuz /vmlinuz.old
# cat arch/i386/boot/zImage > /vmlinuz
# mv /boot/System.map /boot/System.map.old
# cp System.map /boot/System.map

Thay zImage bằng bzImage nếu bạn tổng hợp kernel rất lớn.Có lẽ bạn thích soạn thảo lại tập tin /etc/lilo.conf và bổ sung vào nó một phần riêng cho nhân cũ của bạn,dùng khi nhân mới không làm việc.Sau đó thực hiện /sbin/lilo để cài đặt cấu hình mới LILO.Bây giờ có thể khởi động lại hệ thống với kernel mới.

Sử dụng modules của nhân

Modules của nhân hay drivers của các thiết bị hệ thống mà có thể đặt vào trong nhân hiện hành.Chúng cho phép hệ thống có thể mở rộng vùng làm việc với các thiết bị khác nhau mà không cần cài đặt nhân khác hoặc biên dịch lại nhân hiện hành.

Modules có thể được khởi động cũng có thể ngắt ở bất cứ thời điểm nào .Nó cho phép hệ thống rất rễ nâng cấp drivers cho những thiết bị đặc biệt.Modules mới có thể biên dịch,modules cũ vẫn đang chạy và modules mới được khởi động .Tất cả được tiến hành không cần khởi động lại hệ thống.

Modules được lưu trữ ở catalog /lib/modules/<kernel version> trên hệ thống của bạn.Chúng có thể được bật lên trong quá trình khởi động máy tính từ tập tin /rc.modules.Trong tập tin này có rất nhiều chú thích và ví dụ cho các loại thiết bị khác nhau.Để kiểm tra những modules nào được bật lên bạn hãy sử dụng lệnh lsmod(1):

# lsmod
Module Size Used by
parport_pc 7220 0
parport 7844 0 [parport_pc]

Như trong ví dụ trên trên hệ thống của tôi chỉ có module cổng song song được bật lên.Để tắt các modules bạn sẽ phải sử dụng lệnh rmmod(1).Modules có thể đuợc bật lên bằng lệnh modprobe(1) hoặc insmod(1).

modprobe thường không nguy hiểm,các modules sẽ tự động bật lên.
Hầu hết người sử dụng không bao giời bật hoặc tắt các modules bằng tay.Họ sử dụng các vật mang khởi động để điều khiển các modules.Tất cả bạn cần làm là lệnh hoá dòng /sbin/kerneld(8) vào/etc/rc.d/rc.modules và nó sẽ tự bật lên.Vật mang khởi động sẽ tự động xác định cái gì cần thiết cho thiết bị cần bật lên mà tại thời điểm này chưa đưọc bật.Để có thêm thông tin bạn có thể đọc thêm ở trang man của các lệnh cũng như trong tập tin rc.modules.
Mục Lục

Biên dịch: Vũ Dũng(vudung@mail.ru)
website:http://khigiacmoquayve.narod.ru
1-9-2005 Voronezh Russian
Hosted by uCoz