Kiến Thức Cơ Bản Slackware Linux

5.6  Các lệnh cơ bản về mạng(Basic Network commands)

Network coi như một hệ thống máy tính liên kết với nhau.Network đơn giản là một hệ thống cấu tạo từ một vài máy tính kết nối với nhau có thể trong nhà,trong cơ quan,trong văn phòng..có thể lớn hoặc nhỏ..Nếu máy tính của bạn là một phần trong mạng lưới có nghĩa là bạn có thể truy cập đến các phần khác trong mạng,có thể trực tiếp hoặc dịch vụ(e-mail,web..).
Có rất nhiều cách chương trình mạng khác nhau.Một vài trong chúng thuận tiện cho kiểm tra hoặc sửa lỗi. Còn lại(chương trình đọc tin tức,web..) thuận lợi cho công việc của bạn và giao tiếp với các người khác.

5.6.1 ping
ping(8) gửi đi package ICMP ECHO_REQUEST tới host.Nếu như host trả lời thì bạn nhận được ICMP ngược lại.Có vẻ như rất lạ.Bạn có thể ping để xem máy tính tồn tại hay không.Đây là  cuộc nói chuyện giữa các người sử dụng Linux:
Người A:Loki tắt rồi
Người B:Cậu chắc chắn chứ?
Người A: uh,mình ping mà không thấy trả lời.
Đấy là một trong những ứng dụng của ping.Nó giúp nhanh chóng xác định có thể truy cập được hay không vào máy tính khác.

$ping <ip-address hoặc tên host>

Tất nhiên chương trình có một vài tham biến đi kèm.Hãy xem man-pages của ping(1) để có thêm thông tin.

5.6.2 finger

finger(1) hỏi về thông tin đặc biệt của tài khoản.Bạn chỉ cho finger tên tài khoản,e-mail và chương trình thử kết nỗi với server cần thiết và hỏi những thông tin về tài khoản:Tên,số điện thoại,và nhiều thông tin khác.Ví dụ như:

$finger johnc@idsoftware.com

finger có thể đưa ra tên tài khoản,e-mail,số điện thoại,..và tệp tin .plan,.project.Có lẽ những thông tin trên phụ thuộc vào từng server cụ thể.Server Slackware cung cấp các thông tin sau:
Tên người sử dụng
Số phòng
Số điện thoại nhà ở
Số điện thoại văn phòng
Trạng thái đăng nhập
Trạng thái e-mail
Nội dung .plan tệp tin trong catalog home của tài khoản
Nội dung .project tệp tin trong catalog home của tài khoản

Bốn dòng đầu tiên có thể thay đổi bởi chương trình chfn.Những thông tin này được lưư lại trên tệp tin /etc/passwd.Để thay đổi thông tin trên .plan và .project bạn có thể sử dụng một trình soạn thảo văn bản bất kì.Chúng nhất thiết phải nằm trong catalog home của tài khoản tương ứng với .plan và .project.

Có rất nhiều người sử dụng finger với các account của mình trên các máy điều khiển từ xa để kiểm tra xem họ có e-mail hay không.Bạn cũng có thể xem các kế hoạch,các phương án của tài khoản.Giống như các chương trình khác finger có nhiều tham biến,bạn có thể đọc man của nó để có thêm thông tin.

5.6.3 telnet

Ai đó đã nói telnet(1) - Là một cái gì đó tuyệt vời nhất từ thế giới máy tính.Có khả năng kết nối với các máy ở xa và làm việc trên các máy Unix và các phiên bản Unix khác.

telnet cho phép bạn đăng nhập vào các máy ở xa giống như bạn đang ngồi trước nó.Chỉ cần nhập vào tên,mật khẩu và  bạn đã được đăng nhập vào hệ thống với vỏ lệnh.Và bạn có thể làm việc bình thường trên vỏ lệnh.Có thể viết thư,đọc tin tức,di chuyển tệp tin,...Nếu như bạn ở X và bạn kết nối với các máy khác qua telnet trên xterm thì bạn có thể thực hiện các chương trình trên các máy đó và biểu diễn trên máy của bạn.Xem thêm ở 4.3.5
Để kết nối với các máy ở xa bạn cần thực hiện lệnh sau:

$telnet <host name>

Nếu host trả ,lời thì bạn sẽ thấy một thông báo đăng nhập vào hệ thống quen thuộc.Nhập vào tên và mật khẩu.Vậy là bạn đã  đang ở trong vỏ lệnh.Để thoát ra khỏi telnet hãy sử dụng logout hoặc là exit.
  Quan trọng:
Telnet không mã hoá thông tin mà nó gửi đi.Tất cả những cái gì bạn gửi đi giống như một văn bản thông thường thậm chí cả mật khẩu.Cho lên đừng lên sử dụng telnel trên internet.Một giải pháp khác -Secure Shell mã hoá tất cả  và miễn phí.Xem http://www.ssh.org để biết thêm thông tin.
Đây là một ví dụ về sử dụng telnet tới HTTP server trên cổng 80 và lấy một vài thông tin trên nó:

5.6.4 FTP

FTP(File Transfer Protocol) thực hiện quá trình trao đổi các tệp tin giữa hai máy tính với nhau.
Một bên là FTP Server còn bên kia là FTP Client.Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận về FTP client.
Bạn chính là một FTP client.Còn FTP Server chính là máy mà trả lời cho yêu cầu của bạn và giúp bạn đăng nhập vào hệ thống.Bạn sẽ tải về hoặc gửi lên server các tệp tin cần thiết.Client không thể nhận các  FTP liên kết khác,nó chỉ có thể kết nối với Server.
Để kết nối với FTP server chỉ đơn giản gọi lệnh ftp(1) và tên server cần kết nối.

$ftp <name host>

Nếu như host có FTP server thì nó sẽ hỏi bạn tên và mật khẩu.Bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản của mình cũng có thể bằng "anonymous".Anonymous FTP thường được sử dụng như là nơi lưu trữ các chương trình.Như là có thể tải Slackware Linux qua FTP và bạn phải sử dụng anonymous FTP.
Bạn đăng nhập vào FTP.Tất nhiên nó cũng sử dụng hệ thống lệnh giống như  các lệnh thông thường.Đây là danh sách các lệnh cơ bản:

Lệnh Chú thích
ls
Hiển thị danh sách tệp tin
cd <tên catalog>
Chuyển đổi vào catalog khác
ascii
Thiết lập qúa trình truyền tải ở chế độ ASCII
bin
Thiết lập qúa trình truyền tải ở chế độ nhị phân
get <tên files>
Tải tệp tin
put <tên files>
Gửi lên tệp tin
hash
Nếu như bật nó lên thì đối với mỗi kb gửi lên sẽ biểu diễn bằng dấu #
mget <mask>
Tải tệp tin hay nhóm tệp tin.Có thể sử dụng tên theo mẫu
mput <mask>
Gửi lên tệp tin hay nhóm tệp tin.Có thể sử dụng tên theo mẫu
quit
Thoát khỏi FTP server

Bạn cũng có thể sử dụng một vài lệnh dưới đây chmod,delete,rename,rmdir,mkdir....Bạn có thể sử dụng help để có thể thêm thông tin hoặc man của ftp.Đây là một ví dụ sử dụng ftp:

5.6.5 ncftp

ncftp(1)(phát âm nik-F-T-P) - Nó là một giải pháp khác đối với FTP được sử dụng trên Slackware.Nó là một chương trình với interface  lệnh,nhưng không có nhiều chức năng phụ như so với ftp,bao gồm có:
kết thúc bằng tab
Bookmarks file
More liberal wildcard users
Command history
Passive and no-passive FTP transfer modes
Theo ngầm định ncftp đăng nhập vào server bằng anonymous.Bạn có thể bắt chương trình hiển thị bảng đăng nhập bằng tham biến "-u".Sau khi đăng nhập bạn có thể thực hiện các lệnh giống như trong ftp,tuy nhiên interface có khuynh hướng giống bash.
Dưới đây là ví dụ sử dụng ncftp:
 
5.6.6 Thư điện tử(e-mail)

E-mail là một dịch vụ phổ biến trên internet.Trong năm 1998 theo thống kê thì số lượng e-mail được gửi đi lớn hơn thư tay.Đó là điều tất nhiên bởi vì đơn giản,tiện lợi và là một dịch vụ cần thiết.
Trong  Slackware chúng tôi sử dụng  e-mail server theo tiêu chuẩn và một vài e-mail client khác.Ở đây các client làm việc trên console,có nhiều người sử dụng Windows sẽ khó khăn nhưng họ sẽ thấy rằng làm việc trên console rất là thoải mái và đặc biệt khi kiểm tra các hộp thư ở xa.

5.6.6.1 pine

 pine không phải là elm.Thông thường người ta nói như vậy.Trường đại học Washington đã tạo ra một chương trình của mình cho internet,thông tin,e-mail tuy nhiên đầu tiên dùng cho những sinh viên của mình giống như mail-client.Ngày nay pine coi như là một trong những e-mail client phổ biến và được phép truy cập từ bất cứ phiên bản Unix nào thậm chí cả Windows.

Như bạn đã nhìn thấy các menu-lệnh cùng một loạt các phím khác nhau được sử dụng.Pine có thể nói là một chương trình phức tạp.Nhưng chúng ta sẽ không nói thêm về vấn đề này nữa.Để kiểm tra có thư hay không trong "inbox"(hộp thư) hãy nhấn "i".Các  tin nhắn của bạn có chứa thông tin về ngày tháng,tác giả,đề mục.Di chuyển con trỏ tới tin nhắn mà bạn muốn đọc và nhấn Enter.Nếu muốn trả lời e-mail thì hãy nhấn "r".Sau khi  bạn viết  vào nội dung cần thiết thì nhấn Ctrl+X để gửi tin nhắn.Có thể sử dụng phím "i" để quay trỏ về danh sách các tin nhắn.

Nếu muốn xóa tin nhắn hãy nhấn phím "d".Khi đấy tin nhắn sẽ chuyển vào thùng rác và xóa đi.Pine xóa thư đi khi bạn thoát khỏi chương trình.pine lưu trữ thư vào một thư mục riêng.Để có được danh sách của chúng bạn hãy nhấn "l".Có thể lưu tin nhắn vào thư mục khác bằng phím "s".
pine có nhiều tính năng phụ khác.Bạn có thể tìm thấy trong man của nó.

5.6.6.2 elm
elm cũng là một trong các chương trình làm việc với e-mail thông dụng dưới môi trường console.Interface của nó không thân thiện như trong pine.Chương trình này tồn tại lâu đời hơn pine.

Theo mặc định bạn sẽ vào thẳng hộp thư.Các tin nhắn được sắp xếp theo số thứ tự,ngày tháng,đề mục.Hãy sử dụng các mũi tên lên xuống để tìm đến tin nhắn cần thiết.Để xem hãy nhấn Enter.
Để viết tin nhắn hãy nhấn "m" từ màn hình chính."d" dùng để xoá tin nhắn.còn "r" để trả lời tin nhắn.
Hãy đọc man của nó để có thêm thông tin cần thiết.

5.6.6.3 mailx

mailx(1) - là một e-mail client được điều khiển bằng vỏ lệnh.Nó không hề hướng bạn tới việc sử dụng interface.Có lẽ chương trình rất có lợi khi bạn cần gửi nhanh một cái gì đó mà bạn không muốn mất thời gian khi ghi trên các script của các hộp thư.Thông thường có cấu trúc sau:

$mailx -s <đề mục><ai>

mailx đọc thân của thư từ dạng nhập vào thông thường.Bạn có thể cat mọi tệp tin để gửi nó hoặc cũng có thể in ra bằng phím Ctrl+D khi bạn kết thúc.
Đây là một ví dụ gửi qua e-mail một chương trình:

$cat randomfunc.c | mailx -s "Đây là hàm số" \
asdf@example.net

Bạn có thể đọc man của nó để có thêm thông tin.
mutt cũng là một e-mail client.Dạng chuẩn interface của nó là giống như elm,tuy nhiên có nhiều cải tiến và có một số tính năng khác.Một vài tính năng đặc trưng bao gồm:
sử dụng mầu
làm việc với MIME và PGP/MIME
làm việc với POP và imap
làm việc với nhiều hộp thư khác(mbox,MMDF,MH,maildir..)
message threading(mạch tin nhắn)
highly customizable(khả năng tự cấu hình lớn)

Như bạn thấy thanh điểu khiển của mutt nằm ở trên cùng.Tất cả các câu hình của mutt bạn có thể thay đổi theo ý muốn kể cả các phím.Nếu thích có thể dùng cả các macro.
Để có thêm thông tin hãy đọc man của mutt.
5.6.7 Trình duyệt Web

5.6.7.1 lynx

lynx(1) là một trình kiểm duyệt web ở trong console.Nó là một phương pháp rất nhanh để tìm một cái gì đó trên internet.Thỉnh thoảng hình ảnh trở lên không cần thiết nếu bạn biết cái gì mình cần tìm.Để chạy lynx hãy gõ lệnh:

$lynx

Bạn có thể chỉ ra site mà bạn muốn kết nối từ lynx:

$lynx http://www.slackware.com

lynx hiển thị các phím lệnh ở phía dưới.Các phím lên xuống cho phép bạn di chuyển trên các trang web.Enter để chuyển đến các địa chỉ khác trên liên kết.Phím "d" để tải các tệp tin về.Phím "g" sẽ đưa ra một dònh trống và hãy nhập vào URL của site cần chuyển tới.Phím "h" để giúp bạn có những thông tin cần thiết.

5.6.7.2 wget

wget(1) là một ứng dụng trên terminal sử dụng các câu lệnh để tải các tệp tin với các URL cho sẵn.Nó tiện lợi khi bạn muốn tải về hẳn một website để xem xét hoặc là để tải các tệp tin từ các HTTP hoặc FTP server (hơn hẳn so với Netscape).Cấu trúc như sau:

#wget <url>

Bạn có thể chỉ ra các tham biến đi kèm để tải site slackware về như sau:

$wget -recursive http://www.slackware.com

wget sẽ tạo ra một catalog www.slackware.com và ghi vào trong nó thứ tự các tệp tin như trên thực tế(như trên site).
wget có thể làm việc với FTP site,bạn hãy chỉ ra tên của FTP URL vào chỗ của HTTP URL

wget có nhiều tham biến đi kèm,hãy đọc man của nó để có thêm thông tin.

5.6.7.3 links

Có thể nói links và lynx là dạng trình duyệt web dưới dạng console,và đều sử dụng các phím để điều khiển.Tuy nhiên khi bạn nhấn phím ESC thì nó sẽ hiển thị ra một menu trên màn hình của bạn.Điều này giúp cho công việc trở lên nhẹ nhàng hơn.Người nào không sử dụng quen có thể sự dụng tiềm năng này.
links được hình dung như dưới đây:

5.6.8 traceroute

Slackware sử dụng chương trình 4.4BSD traceroute.Đó là một công cụ rất tiện lợi để sửa chữa hệ thống.traceroute chỉ ra tên của từng host mà packages sẽ di qua để tới đích.Bạn có thể xem bao nhiêu chặng mà packages đi qua để tới site slackware.Hãy sử dụng lệnh sau:

$traceroute www.slackware.com

và kết quả như sau:

traceroute to www.slackware.com (204.216.27.13), 30 hops max, 40 byte packets
1 zuul.tdn (192.168.1.1) 0.409 ms 1.032 ms 0.303 ms
2 207.171.227.254 (207.171.227.254) 18.218 ms 32.873 ms 32.433 ms
3 border-sf-2-0-4.sirius.com (205.134.230.254) 15.662 ms 15.731 ms 16.142 ms
4 pb-nap.crl.net (198.32.128.20) 20.741 ms 23.672 ms 21.378 ms
5 E0-CRL-SFO-03-E0X0.US.CRL.NET (165.113.55.3) 22.293 ms 21.532 ms 21.29 ms
6 T1-CDROM-00-EX.US.CRL.NET (165.113.118.2) 24.544 ms 42.955 ms 58.443 ms
7 www.slackware.com (204.216.27.13) 38.115 ms 53.033 ms 48.328 ms

traceroute giống như ping,nó cũng sử dụng packages ICMP.Chương trình này có nhiều tham biến đi cùng.Theo mặc định lớn nhất là  khoảng 30 host tuy nhiên có thể thay đổi nhờ tham biến "-m".

5.6.9 Giao tiếp qua mạng

5.6.9.1 talk

talk(1) cho phép mọi người nói chuyện với nhau thông qua các mẩu tin nhắn.Khung cửa sổ được chia thành hai phần .Để bắt đầu nói chuyện với người khác hãy sử dụng lệnh sau:

$talk <người> [tên tty]

 
Nếu như bạn chỉ có nêu tên của người  sử dụng thì yêu cầu chat(giao tiếp) chỉ coi như là cục bộ(local) và tất nhiên chỉ có tài khoản trên mạng local mới có thể tham gia nói chuyện.Tên của tty cần phải chỉ ra nếu như bạn muốn nói chuyện với họ trên một terminal đặc biệt.(chẳng hạn như họ có nhiều terminal mở).

Để có thêm thông tin hãy đọc man của talk(1) hoặc lệnh w(1).
talk có thể liên lạc với các tài khoản ở xa.Bạn chỉ cần chỉ ra e-mail và talk sẽ thử kết nối với tài khoản ấy trên host đã chỉ ra.
talk co hạn chế,chỉ dùng cho hai người và trên hai nửa của màn hình.

5.6.9.2 ytalk

ytalk(1) đó là cải tiến của talk.Trong Slackware nó được sử dụng như là lệnh ytalk.cấu trúc giống như talk tuy nhiên có nhiều cải tiến

$ytalk <username>[#tttyname]


Tên của tài khoản và terminal được gọi ra giống talk,tuy nhiên chúng được cách nhau bởi dấu "#".
ytalk có các tiến bộ sau:


cho phép nhiều hơn hai người dùng
menu có thể sử dụng khi nhấn ESC
có thể thoát khỏi vỏ lệnh trong khi vẫn ở talk
còn nhiều nữa
Nếu bạn là administrator thì phải biết rằng cổng của ntalk được cho phép trong tệp tin /etc/inetd.conf.Nó cần cho hoạt động bình thường của ytalk.

5.6.9.3 wall

wall(1) là một ứng dụng để viết tin nhắn cho các tài khoản khác trên hệ thống.Câu trúc như sau:

%wall [file]

Tất cả nội dung của files sẽ bắt đầu hiển thị trên terminal của bạn.Nếu bạn không có tệp tin sẵn thì wall sẽ tiếp nhận bằng cách nhập vào thông thương.Tuy nhiên bạn cũng phải định dạng tin nhắn của bạn.Để kết thúc nhấn Ctrl+d.
Tuy nhiên wall cũng có nhiều nhược điểm.Hay dọc man của nó để tự tìm hiểu.

5.6.10 Các công cụ DNS

DNS(Domain Name Service) đấy là một protocol đặc biệt cho phép các máy tính chạy dưới một cái tên như là www.slackware.com với môt IP-address là 64.57.102.34.Những máy không thể  chuyển packages đi qua được www.slackware.com nhưng chúng có thể chuyển các packages qua được domain của IP-address.Nó tiên lợi cho việc nhớ tên máy hơn là nhớ địa chỉ IP của nó.Sử dụng tên thay cho máy tính thật là tốt tuy nhiên sơ đồ liên hệ của nó với IP-address như thế nào.

5.6.10.1 host

host(1) là một công cụ cho ta biết IP-address của một máy dưới một cái tên trên mạng.Điều này rất là quan trọng.Ví dụ đối với tên www.slackware.com hãy thực hiện lệnh sau:

$host www.slackware.com
www.slackware is an alias for slackware.com
slackware.com has address 64.57.102.34

Tuy nhiên lại có người muốn biết tên domain của một IP-address.Chúng ta phải làm gì.

nslookup

nslookup là một chương trình lâu đời có tên tuổi.nslookup đã bị phản đối nhưng có thể được cứu trong tương lai.Nó không có man-pages.


5.6.10.2 dig

dig là một công cụ dùng để tìm kiếm các thông tin trên DNS.Nó có thể chộp lấy bất cứ những cái gì trên DNS bao gồm truy cứu các lỗi A,CNAME,MX,SP và TXT.dig có nhiều tham biến đi kèm.Hãy đọc man của nó để có thông tin.Đây là một ví dụ của dig:

Ở đây "@192.168.1.254" là một DNS đặc biệt được dùng.Còn "www.slackware.com" là domain cần truy cứu và "mx" là dạng chúng ta cần xem xét.Có người hỏi các gửi e-mail đến www.slackware.com..tất nhiên là hãy gửi đến mail.slackware.com.
Mục Lục

Biên dịch: Vũ Dũng(vudung@mail.ru)
website:http://khigiacmoquayve.narod.ru
1-9-2005 Voronezh Russian
Hosted by uCoz